0984.145.688

CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN DOANH SƠN DULOR VIỆT NAM
Trụ sở: Lô A2 CN1 Cụm CN tập trung vừa và nhỏ, Minh Khai, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Email: sondulor@gmail.com
Hotline: 0243.227.2235


Sơn chống thấm cho trần nhà

Việc xử lý chống thấm cho nhà, đặc biệt là trần nhà cần được tiến hành ngay trong quá trình xây dựng. Bởi trần nhà chịu ảnh hưởng của nguồn thấm sẽ xảy ra hiện tượng nứt, bong tróc sơn, hư hại kết cấu và mất nhiều thời gian để khắc phục.

1. Nguyên nhân trần nhà bị thấm nước

  • Hiện tượng trần nhà bị thấm nước thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến phiền toái cho chủ nhà và làm mất đi tính thẩm mỹ của công trình.
  • Thấm nước từ sàn mái, sàn nhà vệ sinh xuống tầng dưới: Sàn mái và sàn nhà vệ sinh là hai vị trí thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn thấm như nước mưa, nước sinh hoạt, đường ống dẫn nước… đồng thời đây là những vị trí có độ ẩm cao trong nhà. Nếu việc chống thấm xử lý không tốt, nước sẽ thấm từ trên xuống dưới, lan ra trong kết cấu dẫn đến hiện tượng nấm mốc, bong tróc sơn, nứt của công trình.
  • Do sử dụng lớp sơn ngoại thất không đảm bảo chất lượng chống thấm. Lớp sơn ngoại thất không tốt sẽ không bảo vệ được kết cấu trước các nguồn thấm. Dẫn đến nước bị thấm vào, đặc biệt ở vị trí góc trần nhà dễ xảy ra hiện tượng bị thấm nhất.
  • Do sử dụng loại sơn chống thấm không phù hợp với công trình. Để có thể tối ưu khả năng bảo vệ chống thấm, chủ nhà nên lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia, đội ngũ chăm sóc khách hàng của các hãng sơn nổi tiếng, để lựa chọn được loại sơn chống thấm phù hợp với khí hậu, thời tiết, và vị trí cần chống thấm như trần nhà của công trình.
  • Hiện tượng thấm có thể bắt nguồn từ nhà hàng xóm, lan sang trần nhà mình. Vì ở thành phố hoặc các khu đô thị tường nhà sát nhau dẫn đến hiện tượng nguồn thấm có thể lây lan từ nhà này qua nhà khác.
  • Đối với trần bê tông, còn có những nguyên nhân đến từ vật liệu, do ảnh hưởng của khí hậu hoặc quá trình sử dụng lâu dài, bê tông dễ xuất hiện các vết nứt. Và đây chính là đường truyền dẫn nguồn thấm xâm nhập vào kết cấu công trình, dẫn đến hiện tượng bong tróc sơn, ẩm mốc ở vị trí trần nhà.

2. Sơn chống thấm cho trần nhà

Có thể thấy hiện tượng thấm trần nhà có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nếu như không sử dụng biện pháp chống thấm ngay từ đầu thì việc khắc phục phải dựa và nguyên nhân gây thấm rồi mới đưa ra giải pháp khắc phục hiện tượng thấm phù hợp.

Nếu nguyên nhân nguồn thấm xuất hiện từ nhà  mình thì cần:

  • Kiểm tra sàn mái, sàn nhà vệ sinh còn khả năng chống thấm tốt hay không. Nếu như sàn mái và sàn nhà vệ sinh không thể tối ưu bảo vệ được kết cấu trước các nguồn thấm thì cần những phương pháp chống thấm thích hợp. Có thể lựa chọn sơn chống thấm, chống thấm ngược, hoặc có thể lát đá để ngăn chặn nguồn thấm xâm nhập xuống trần nhà.
  • Nếu như nguyên nhân gây thấm là do lớp sơn ngoại thất bong tróc dẫn đến ngấm nước thì nên tìm vị trí thấm nước, xử lý bề mặt ổn định sau đó sơn lại bằng loại sơn ngoại thất có chất lượng cao.
  • Trong trường hợp nguồn thấm gây ra từ nhà bên cạnh thì chủ nhà nên trao đổi sự việc với nhà hàng xóm để có thể tìm được tiếng nói chung. Nhanh chóng giải quyết nguồn thấm để hạn chế ảnh hưởng tới kết cấu của trần nhà và các vị trí khác dễ bị ảnh hưởng thấm.
  • Sau khi xử lý xong nguồn thấm, không nên sơn lại trần nhà vội mà nên theo dõi trong khoảng thời gian nhất định để xem nguồn thấm đã mất hẳn hay chưa sau đó mới tiến hành sơn lại trần nhà.

2.1 Đối với trần mái bê tông

  • Việc sử dụng phương pháp chống thấm ngay từ giai đoạn xây nhà luôn là yếu tố cần được chú trọng nhất. Đối với trần mái bê tông thì bạn nên sử dụng phụ gia trộn với xi măng, bê tông ngay khi xây dựng để đạt hiệu quả chống thấm tốt nhất.
  • Đây là loại phụ gia dạng lỏng, có tác dụng làm tăng độ linh động và hạn chế sự rạn nứt của bê tông trong thời gian sử dụng. Tuy nhiên các phụ gia này không được sử dụng như một chất chống thấm mà được sử dụng như một biện pháp phòng ngừa quá trình thấm dột lây lan qua các vết nứt, bảo vệ kết cấu tối ưu.

2.2 Đối với bề mặt trần

  • Sau khi xác định và xử lý được nguồn thấm thì bạn có thể sử dụng kết hợp các loại chất chống thấm và sơn chống thấm để bảo vệ kết cấu. Hạn chế tình trạng thấm nước trở lại, giúp đảm bảo kết cấu bền vững và nâng cao tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. 
  • Có thể nói, việc chống thấm ngay từ đầu khi thi công vẫn là quan trọng nhất đối với các công trình nhà hiện nay, đặc biệt là trần nhà. Còn với trường hợp trần nhà đã bị thấm và cần xử lý chống thấm thì nên tìm kiếm xác định và giải quyết được nguồn thấm triệt để trước khi sơn chống thấm cho trần nhà. 

 

Tin cùng loại

Những quy tắc và xu hướng phối màu sơn hiện đại

Phối màu sơn nội thất trong nhà vô cùng quan trọng trong việc quyết định tổng thể căn nhà. Vì thế nếu bạn đang băn khoăn xu hướng phối màu sơn hiện đại, sang trọng nào đang phổ biến hiện nay thì hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Sơn chống thấm có tác dụng gì và chọn loại sơn chống thấm phù hợp

Trong các công trình thi công hiện nay, sử dụng sơn chống thấm cho các bề mặt thi công là điều không thể thiếu và đem lại rất nhiều lợi ích. Vậy sơn chống thấm có tác dụng gì, và nên chọn loại sơn chống thấm như thế nào để phù hợp với ngôi nhà của mình, bạn tham khảo trong bài viết dưới đây nhé.

facebook
zalo